0903 155 881
mepervn@gmail.com
23/2F đường số 27, P. Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

TPHCM lập tổ công tác rà soát quỹ đất dọc các tuyến metro

13/06/20

Văn phòng UBND TP.HCM vừa có văn bản thông báo kết luận của ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP, về nghiên cứu phương án khai thác quỹ đất dọc theo các tuyến cao tốc, vành đai, đường sắt đô thị.

 

UBND TP đã giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành lập Tổ công tác xác định ranh các quỹ đất xung quanh các nhà ga dọc tuyến, trong phạm vi bán kính từ 500 - 800m; khảo sát thực tế, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình thực hiện các dự án đầu tư hiện nay; lập danh mục quỹ đất, xác định diện tích, pháp lý từng khu đất để đề xuất giải pháp quy hoạch, chức năng sử dụng đất; xác định chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc cho từng khu đất, đề xuất điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết tại khu vực có liên quan; đề xuất kế hoạch, lộ trình thực hiện trong thời gian tới.

Tổ Công tác do Giám đốc Sở QH-KT làm tổ trưởng. Thành viên Tổ Công tác gồm lãnh đạo Sở TN&MT, Sở KH&ĐT, UBND quận 2, UBND quận 9, UBND quận Bình Thạnh và UBND quận Thủ Đức.

Nhiệm vụ của Tổ Công tác là rà soát, xác định ranh các quỹ đất xung quanh các nhà ga dọc tuyến metro số 1, trong phạm vi bán kính từ 500 m - 800 m. Tổ Công tác cũng có nhiệm vụ khảo sát thực tế, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình thực hiện các dự án đầu tư hiện nay. Đồng thời, Tổ Công tác lập danh mục quỹ đất, trong đó xác định cụ thể diện tích, pháp lý từng khu đất (hình thức, mục đích, thời hạn sử dụng đất từng khu đất...).

Từ đó, Tổ Công tác đề xuất giải pháp quy hoạch, chức năng sử dụng đất, xác định chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc cho từng khu đất, đề xuất điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết tại khu vực có liên quan, đề xuất kế hoạch, lộ trình thực hiện trong thời gian tới.

UBND TP.HCM cũng lưu ý, việc đề xuất điều chỉnh quy hoạch phải gắn kết với định hướng quy hoạch khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía đông thành phố và hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại khu vực.

UBND TP.HCM cũng giao Sở KH&ĐT nghiên cứu đề xuất chính sách đầu tư đối với các quỹ đất nêu trên (kể cả phương án xã hội hóa), nhằm khai thác hiệu quả tối đa quỹ đất dọc tuyến metro số 1, tăng nguồn vốn ngân sách cho thành phố, báo cáo cho Tổ Công tác. Giao Giám đốc Sở QH-KT chủ động làm việc với lãnh đạo Sở TN&MT, Sở KH&ĐT, UBND quận 2, quận 9, quận Bình Thạnh, quận Thủ Đức, để trao đổi, phổ biến các nội dung cần thực hiện nêu trên. Trường hợp có khó khăn vướng mắc, báo cáo UBND TP.HCM xem xét chỉ đạo.

Theo quy hoạch, TP HCM có 8 tuyến đường sắt đô thị (metro) với tổng chiều dài khoảng 220 km. Trong đó, hiện tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), số 2 (giai đoạn 1, Bến Thành - Tham Lương) và số 5 (giai đoạn 1, ngã tư Bảy Hiền - cầu Sài Gòn) đang được triển khai. Những tuyến chuẩn bị đầu tư gồm: 3a, 3b, 4, 4b và 6; hai tuyến tàu điện một ray (monorail) số 2 và 3, tuyến tramway số 1 và Nhà ga Trung tâm Bến Thành.

Để hình thành hoàn chỉnh các tuyến metro, bắt buộc phải có quỹ đất cho xây dựng công trình phụ trợ, kết nối để người dân tiếp cận. Tuy nhiên, hiện nay quỹ đất cho các công trình liên phương thức kết nối những khu vực liền kề với nhà ga như đường tiếp cận, quảng trường ga, các bãi đậu xe trung chuyển... chưa được quy hoạch hay có kế hoạch đầu tư xây dựng cụ thể. Chưa kể, giá trị bất động sản xung quanh các công trình metro cũng tăng lên rất lớn mặc dù chưa được tận dụng một cách hiệu quả.

Hiện Sở Giao thông vận tải đang phối hợp với Sở Quy hoạch và Kiến trúc thành phố rà soát lại quỹ "đất vàng" xung quanh nhà ga trong bán kính 1 km và dọc tuyến metro.

 

Nam Phong

Theo Nhịp sống kinh tế

Giải quyết việc làm tại chỗ cho trên 9000 người di dời cho sân bay Long Thành

Theo kế hoạch, có trên 5.000 hộ với tổng số trên 15.000 nhân khẩu phải di dời khỏi vùng dự án sân bay Long Thành, trong đó có khoảng 9.700 người trong độ tuổi lao động và phần lớn làm nghề nông.

Xem thêm >>

Shark Hưng: Thị trường bất động sản sẽ thiết lập đỉnh mới vào năm 2023-2024

Theo ông Hưng, một trong những tác động của khủng hoảng do Covid đó là lượng cung tiền mặt tăng vọt ở nhiều cường quốc, khiến BĐS ở các nước phát triển sẽ tăng theo, và điều này sau vài năm, sẽ tác động mang tính hiệu ứng đối với thị trường Việt Nam.

Xem thêm >>

Thị trường BĐS thiết lập lại trong bối cảnh mới

Nhiều chuyên gia BĐS cho rằng, 2020 vừa là năm có nhiều thách thức nhưng đồng thời cũng mở ra cơ hội để sắp xếp, thiết lập lại thị trường địa ốc Việt Nam.

Xem thêm >>

Những căn phòng tí hon chỉ 3 - 6m² nhưng chẳng thiếu thứ gì ở Hàn Quốc và Nhật Bản

Hiện nay, ở nhiều thành phố châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản, mô hình thiết kế các căn phòng siêu nhỏ với diện tích từ 3 - 6m⊃2; được ưa chuộng bởi sự tiện dụng và tính thiết thực.

Xem thêm >>